Tiền Giang là tỉnh sở hữu vị lý địa lý thuận lợi với nhiều nét đẹp kiến trúc cổ và di tích lịch sử nổi tiếng. Ngoài ra Tiền Giang còn sở hữu nhiều địa điểm thiên nhiên tuyệt đẹp. Để khám phá vùng đất này, hãy cùng TienGiangtoplist tìm hiểu địa lý tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang có bao nhiêu thành phố trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu về Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền nam Việt Nam. Diện tích rộng 2.556,36km2. Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ tỉnh là thành phố Mỹ Tho, cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km.
Theo phân chia hành chính tỉnh có 1 thị xã, 2 thành phố và 8 huyện. Trong đó thành phố Mỹ Tho và thành phố Gò Công sở hữu dân cư đông đúc, địa điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Tiền Giang có đường bờ biển dài trẻ 32km với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp. Phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh.
Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông. Với bờ biển dài 32km, nằm kẹp giữa các cửa sông lớn. Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ địa lý 105°49’07” đến 106°48’06” kinh độ Đông và 10°12’20” đến 10°35’26” vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền với chiều dài 120km, kéo dài đến các cửa biển đổ vào biển Đông. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của đồng bằng sông Cửu Long.
Tiền Giang có bao nhiêu thành phố?
Theo đơn vị hành chính, tỉnh đang có đến 2 thành phố là Mỹ Tho và Gò Công. Thành phố trực thuộc tỉnh là địa điểm phát triển, có nguồn lực kinh tế mạnh. Sau đây là thông tin về hai thành phố của tỉnh.
Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, với diện tích 82.2407 km2. Phía Đông là phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía Nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện Châu Thành. Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở. Dân số có 229,721 người có 4 nhóm dân tộc chính: Kinh, Hoa, Ấn và Khơ me.
Mỹ Tho luôn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của toàn tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu quan trọng của miền Trung Nam bộ. Từng là trung đô của Trung Nam bộ, là cầu nối giữa các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Tại Mỹ Tho còn có hàng loạt địa điểm mang đậm nét văn hóa như chùa Bửu Lâm, chùa Vĩnh Tràng, nhà thờ Chánh Tòa,… Ở vị trí chiến lược quan trọng, thành phố Mỹ Tho là nơi tập hợp nhiều anh hùng hào kiệt kháng chiến chống phong kiến, chống thực dân Pháp.
Thành phố Gò Công – Tiền Giang
Thành phố Gò Công nằm phía đông tỉnh Tiền Giang. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 60km về phía Nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông và phía nam giáp huyện Gò Công Đông
- Phía tây giáp huyện Gò Công Tây và huyện Châu Thành
- Phía bắc giáp huyện Cần Đước, tỉnh Long An qua sông Vàm Cỏ
Theo thống kê thành phố Gò Công có diện tích 101,69 km2, dân số là 151,.937 người. Mật độ dân số đạt 1.494 người/km2. Gò Công được chia thành Gò Công Đông và Gò Công Tây. Trong đó huyện Gò Công Đông gồm 16 xã, huyện Gò Công Tây gồm có 15 xã. Gò Công cũng được cho là vùng đất nhan sắc với hai hoàng hậu thời nhà Nguyễn xuất thân từ Gò Công: Hoàng thái hậu Từ Dụ, Nam Phương Hoàng hậu.
Bài viết vừa rồi TienGiangtoplist đã giúp bạn hiểu thêm về địa lý tỉnh Tiền Giang. Với các nội dung giới thiệu về hai thành phố trọng điểm kinh tế của tỉnh. Đây cũng là địa điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm khi đến với Tiền Giang. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin thú vị khác nhé!
Xem thêm
Top 10 bài hát về Tiền Giang
Top 13 bài thơ về Tiền Giang
36 câu ca dao về Tiền Giang